Cửa lưới chống muỗi Việt Thống

Home » , » Xử lý nhanh khi bị côn trùng cắn đốt trẻ nhỏ

Xử lý nhanh khi bị côn trùng cắn đốt trẻ nhỏ

Written By THÀNH VR360 on Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013 | 19:53

Vào những thời điểm giao mùa ở nước ta trẻ em rất dễ bị muỗi và các loại côn trùng cắn đốt có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không biết cách xử lý. Khi gia đình gặp bạn gặp phải trường hợp không may bạn và những người thân trong gia đình liệu có biết cách xử lý hay chưa ?. Đây chính là câu hỏi rất được nhiều người hỏi, liệu làm thế nào, cách nào để có thể xử lý một cách khôn khéo khi trẻ vô tình bị côn trùng cắn. Với bài viết này cửa lưới chống muỗi Việt Thống sẽ tổng hợp các mẹo xử lý nhanh giúp trẻ nhanh chóng bình phục trở lại.
cách xử lý khi trẻ bị côn trùng cắn 
Các bước xử lý khi bị côn trùng cắn:
Lấy côn trùng ra: Các côn trùng hút máu nhỏ có hàm răng rất cứng, bám chắc vào da thịt. Khi nắm chúng kéo ra, thường ta chỉ tách được thân hình còn hàm răng của chúng vẫn còn bấu chặt vào da thịt. Hàm răng này dĩ nhiên không còn hút máu được nữa nhưng có thể gây nhiễm trùng hoặc những biến chứng có hại khác. Vì thế, ta nên kéo côn trùng nhẹ nhàng, dần dần ra khỏi vết cắn để chúng không bị kẹt răng lại.

- Dùng lửa hoặc các vật nóng như điếu thuốc cháy dở hơ vào chúng. Sức nóng sẽ buộc chúng bỏ cuộc, nhả miệng ra và rơi xuống.

- Bạn cũng có thể dùng cồn, xăng, dầu nóng... nhỏ một giọt vào côn trùng, chúng sẽ tự động nhả ra. Phương pháp này có tác dụng chậm hơn lửa, và thường cần khoảng 5 phút. Có thể dùng vôi hay xà phòng bôi vào vị trí bị đỉa cắn. - Tìm cách khắc phục vết cắn, ví dụ rút ngòi ong đốt bằng cánh dùng nhíp nhổ, móng tay. Không để nguyên ngòi trong da vì nó sẽ làm cho chất độc tiết ra nhiều.
Sát trùng vết đốt, vết thương khi bị cắn: dùng nước sạch để rửa sạch nhiều lần, loại bớt vi khuẩn và các mô chết. Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, ta nên rửa thật kỹ vết thương bằng xà phòng, sau đó bôi cồn hoặc các thuốc sát trùng khác. Phải xử lý vết thương càng sớm càng tốt, trong vòng 6 giờ sau khi bị côn trùng cắn, để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn. Lưu ý không bao giờ được khâu kín các vết cắn, vết đốt của côn trùng mà chỉ làm sạch, băng bó, cố định.

- Có thể dùng nước đá đắp lên vết đốt của côn trùng chừng 5 phút hoặc dùng muối ăn hòa với ít nước thành dạng đặc sệt rồi thoa lên vết chích.

- Nếu chỉ có vết hồng ban: Người bệnh chỉ cần điều trị tại nhà. Dùng nước muối loãng 9% chấm mỗi ngày ba đến bốn lần. Tránh rửa nước nhiều hoặc kỳ cọ làm bong da dễ gây bội nhiễm vi khuẩn.

- Nếu đau rát nhiều: Có thể đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu khám bệnh và điều trị. Bệnh có thể khỏi sau một tuần.

- Nếu tổn thương nhiễm trùng, hóa mủ: Bệnh nhân có thể tạm thoa với các dung dịch thuốc màu như eosine, milian… Sau đó nên đi khám bệnh ở các cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn điều trị cụ thể, tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Không nên sử dụng các phương pháp chống muỗi chữa dân gian như nhai gạo nếp, đậu xanh đắp lên vết thương vì có thể gây nhiễm trùng nặng thêm. 
dùng lưới chống muỗi bảo vệ trẻ khỏi côn trùng cắn
Phương pháp bảo vệ đơn giản cho trẻ khỏi bị côn trùng cắn:
Người xưa có câu: "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Chính vì thế các bậc làm cha mẹ nên chú ý dọn dẹp nhà cửa, dọn hết các vật dụng như chổi, đồ gỗ cũ, thảm, vải ướt ra ngoài hoặc kê lên cao... để tránh rết làm tổ. Không nên cho trẻ em chơi nơi ẩm thấp có nhiều đồ đạc, gạch ngói mục cũ nơi đây thường có nhiều rết, bọ cạp, ong... Và đặc biệt, cần thực hiện tổng vệ sinh cho ngôi nhà trước và sau sạch sẽ, lấp kín cống rãnh, dùng các loại lưới chống muỗi để ngăn chặn không cho côn trùng vào nhà nhất là muỗi.

Chỉ nên cho trẻ đi chơi hoặc ra ngoài khi trời đã sáng, nhà ở nên dùng đến cua luoi chong muoi để ngăn chặn côn trùng, và khi trời đã chập tối nên ở trong nhà, cho trẻ mang những bộ quần áo tay dài, bôi thuốc chống muỗi lên da bé. Nếu gia đình có đi chơi xa hay đi cắm trại hãy luôn mang theo bên mình, quần áo, giày dép, lều vải và hộp thuốc cứu thương đề phòng khi bị côn trùng cắn đốt. Đặc biệt là nên tránh xa những khu vực có tổ ong, nơi ẩm ướt, ẩn thấp mục nát vì đây là nơi sinh sống của nhiều loại côn trùng nguy hiểm như rắn, rết, bọ cạp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét